Vì thuốc cần thời gian để đi từ thực quản xuống dạ dày. Do đó,ìsaosaukhiuốngthuốckhôngnênnằshbet với một số loại thuốc, nằm ngay sau khi uống thuốc có thể khiến thuốc vướng lại thực quản lâu hơn, gây khó chịu ở thực quản, thậm chí khiến lớp niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương, theo trang tin The Conversation(Úc).
Các loại thuốc dễ gây ra nguy cơ này là một số loại kháng sinh, aspirin, NSAID, bisphosphonates, chất bổ sung kali, sắt và quinidine. Do đó, trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khó chịu như ợ nóng, khó tiêu, đau ngực và khó nuốt.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, một loại kháng sinh có tên là clindamycin có thể gây loét thực quản nếu lớp niêm mạc này tiếp xúc quá lâu với thuốc. Các trường hợp này thường xảy ra do thuốc vướng lại thực quản trong thời gian dài, khiến lớp niêm mạc thực quản tiếp xúc với hóa chất trong thuốc lâu hơn.
Tư thế sau khi uống thuốc cũng quyết định thuốc sẽ có hiệu lực nhanh hay chậm. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Physics of Fluidscho thấy tư thế có thể tác động đến 83% tốc độ hòa tan của thuốc trong ruột. Viên thuốc càng xuống dạ dày sớm thì sẽ càng được ruột non hấp thụ vào máu nhanh hơn. Nghiên cứu cho thấy tư thế nằm ngửa làm thuốc chậm đến dạ dày hơn, từ đó hấp thụ thuốc muộn hơn so với tư thể lưng thẳng đứng, chẳng hạn như ngồi hay đi đứng.
Ngoài tư thế sau khi uống thuốc thì một số yếu tố khác cũng tác động đến tốc độ hấp thụ thuốc. Các yếu tố này là tuổi tác, cân nặng, mức độ căng thẳng, tập thể dục hay có dùng các chất bổ sung nào hay không.
Hầu hết các loại thuốc thì cơ thể cần khoảng 30 phút để thuốc bắt đầu có tác dụng. Điều này là do các hóa chất trong thuốc sẽ được dạ dày tiêu hóa trước khi đi vào máu.
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế nằm trong khoảng 10 đến 30 phút sau khi uống thuốc kháng sinh clindamycin. Trong khi đó, với thuốc aspirin, NSAID, bisphosphonates, quinidine, chất bổ sung sắt, kali và các loại kháng sinh khác thì người bệnh chỉ nên nằm sau khi uống từ 30 phút đến 1 tiếng, theo The Conversation.